Các loại hạt cần nấu chính bao gồm hạt Nhà họ đậu (đậu đen/xanh/ đỏ, đậu lăng, đậu, gà...), diêm mạch (quinoa), lúa mạch, kiều mạch,... cũng thường thuộc nhóm hạt có tính sánh dẻo
Chú ý: Các loại đậu như đậu nành, đậu đen/xanh/đỏ/trắng/cúc/ngự/...., đậu nành các bạn có ninh chín rồi hãy đem xay thành sữa sẽ làm tặng độ bùi-ngậy-thơm của đậu hơn. Máy nấu sữa có chức năng HẤP/NẤU chúng ta có thể tận dụng nhé!!! Nhớ luộc chần sơ qua rồi hãy cho vào máy nấu cho đỡ bọt nhé.
Việc xay với nước nóng như vậy LIỆU CÓ LÀM MẤT ĐI HẾT GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG hay không???
- Các loại chứa nhiều dầu và béo như macca, óc chó, hạnh nhân, gai dầu,….(thiên về dòng Nuts): không nên nấu, nên uống sống để giữ được chất dinh dưỡng của hạt.
NHƯNG, ko nên nấu ko phải đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn phải xay bằng nước sôi để nguội.
Các VI KHUẨN có khả năng gây hại, như Salmonella và E. coli, có thể có trong các loại hạt thô.
- Đó là bởi vì các loại hạt đôi khi được ném lên hoặc rơi xuống đất trong khi thu hoạch. Nếu đất bị nhiễm vi khuẩn, các loại hạt sẽ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn.
- Nước nhiễm bẩn cũng có xuất hiện vi khuẩn có hại, trong khi thu hoạch hoặc sau thu hoạch.
- Trên thực tế, Salmonella đã được phát hiện trong các loại hạt thô, bao gồm hạnh nhân, hạt macadamia, quả óc chó và quả hồ trăn.
- Một nghiên cứu báo cáo rằng gần 1% mẫu của các loại hạt khác nhau có chứa Salmonella, với tỷ lệ ô nhiễm cao nhất trong hạt macadamia và thấp nhất trong hạt phỉ. Nó không được phát hiện trong hồ đào.
Tuy nhiên, lượng Salmonella được phát hiện là thấp, vì vậy nó không thể gây bệnh với người khỏe mạnh
VẬY SUY RA khi chúng ta đun sôi/ xay bằng nước nóng trong thời gian ngắn (5-10p) thì có thể tiêu diệt được Salmonella và chúng ta nên hy sinh 1 số lượng nhỏ dinh dưỡng nhưng đổi lấy được độ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.
Nhưng các bạn cũng nên biết rằng không hẳn các hạt thô cứ đun sôi đến 80-100 độ C là mất đi nhiều/hết các chất dinh dưỡng. VIỆC MẤT CHẤT DINH DƯỠNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ CÁC BẠN RANG VÀ ĐUN NẤU. Vì theo thực tế, nên rang/đun sôi chúng ở nhiệt độ thấp đến trung bình khoảng 284 ° F (140 ° C) trong khoảng 15 phút thì việc mất vitamin được giữ ở mức tối thiểu (thấp không đáng kể), chất béo lành mạnh không bị tổn hại và chất độc gọi là acrylamide (gây ra bệnh ung thư khi sử dụng với liều lượng cao, chất này dễ hình thành nhất là trong hạnh nhân) ít có khả năng hình thành.
Thường 100gr hạt (tổng các loại) tương ứng với 1 lít nước là chuẩn. Nhưng chú ý các hạt có độ sánh cao như yến mạch, kê, hạt lanh/ họ nhà đậu nhiều tinh bột dễ trương nở sau khi nấu để nguội thì nên giảm xuống chừng 50-70gr hạt tính trong + 20-30gr hạt tính sánh cao (nói chung tổng nên 80-90gr cho 1 lít nước)/ hoặc 60gr tổng lượng hạt nếu muốn hát sánh/bột chiếm tỉ lệ cao hơn trong 1 mẻ sữa.
Với các hạt có tính sánh cao như yến mạch, quinoa, hạt lanh, đậu gà thì ko nên kết hợp chúng lại với nhau. Nhưng đã kết hợp thì nên giảm TỐI THIỂU 1/2 tổng lượng hạt/ 1 lít nước lại.
Không nên kết hợp 3 loại hạt trong 1 mẻ sữa tránh cho việc rối loạn tiêu hoá và nhiều loại quá trong 1 mẻ sữa sẽ làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng của hạt từ cơ thể.
- Đường thốt nốt: là loại đường được làm từ phần dịch chảy ra ở các bộ phận của cây thốt nốt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đường thốt nốt là lựa chọn thay thế lý tưởng cho đường cát trắng bởi vì đường thốt nốt giàu dinh dưỡng hơn. Đây được xem là một loại chất tạo ngọt tự nhiên và lành mạnh cho sức khỏe.
Nhưng đường thốt nốt cũng sẽ dễ ác vị ngậy của hạt và mùi thơm của sữa hạt nếu bạn dùng nhiều.
- Đường phèn: (nên dùng đường phèn ko tẩy, nguyên chất) thích hợp cho mọi loại sữa và ko sợ mất đi mùi vị của hạt trong sữa.
- Chà là: là 1 trong những nguyên liệu tạo ngọt cho sữa hạt chuẩn nhất và tốt nhất vì nó là ngọt tự nhiên từ trái. Và nên cho vào ngay từ đầu khi nấu, việc nấu sẽ giúp mật chà là tiết ra nhiều hơn và ngọt hơn. Nên 1l sữa tầm 5-6 quả là đủ (đối với người ko uống ngọt).
- Đường cỏ ngọt dành cho người ăn kiêng/ tiểu đường type 2
- Các bạn cũng có thể dùng syrup/maple syrup như lá phong, chà là, cây thùa....)
Ngâm hạt là 1 bước ko thể bỏ qua trong việc làm sữa nhưng tất nhiên vẫn có 1 số loại hạt ko cần ngâm.
Mục đích ngâm hạt là để:
- Trung hoà các chất ức chế enzym (Trong dạ dày, có một số enzym tiêu hóa và enzym chuyển hóa. Các enzym tiêu hóa giúp phân huỷ thức ăn. Enzym trao đổi chất giúp tất cả các quá trình sinh học cơ thể. Ức chế men sẽ làm tắc nghẽn, làm cong hoặc biến tính hoạt động của một enzym).
- Để loại bỏ hoặc giảm Tannin và phá vỡ Gluten gây cảm giác chướng bụng hoặc ko tiêu khi uống sữa hạt.
- Để phá vỡ gluten và làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Để loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic. (Tất cả các loại hạt/ ngũ cốc chứa acid phytic trong các lớp bên ngoài hoặc cám. Phytic acid không được xử lý có thể kết hợp với canxi, magiê, sắt, đồng và đặc biệt là kẽm trong đường ruột và ngăn chặn sự hấp thụ.
- Để tăng lượng vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B.
- Để khuyến khích sản xuất các enzym có lợi.
- Để làm cho các protein sẵn sàng cho sự hấp thụ.
Ngoài ra việc ngâm hạt còn giúp hạt mềm hơn, dễ chế biến hơn hay giúp sữa được mịn ngon hơn.
Các hạt ko cần ngâm thường là các hạt còn tươi như bắp tươi, hạt sen tươi hay yến mạch, macca, hạt dẻ cười, hạt Brazil (hạt quả hạch), hạt thông....
Yến mạch thường ngâm vs nước ấm 20-30p trước khi chế biến mục đích là làm sữa sẽ ko bik nhớt. Nó là mẹo làm sữa
Bài viết được tham khảo: Trinh Ella (Hội yêu sữa thảo mộc)
Tivi thông minh Sony X80K ra mắt năm 2022 đã nhận...
1. Tìm hiểu rõ về nồi nấu chậm là gì?Nồi...
1. Máy sấy thông hơiMáy sấy thông hơi là gì?Máy...
Thêm vào giỏ hàng thành công!
Xem giỏ hàng